Vé máy bay từ Phú Quốc đến Huế của Vietjet Air, Hệ thống lăng tẩm trong Kinh Thành Huế

Vì những lý do chưa rõ trong suốt thời kì lịch sử đầy biến động nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây theo thứ tự: Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng), Minh Mạng (Hiếu Lăng), Thiệu Trị (Xương Lăng), Tự Đức (Khiêm Lăng), Dục Đức (An Lăng), Đồng Khánh (Tư Lăng) và Khải Định (Ứng Lăng).

Đặc biệt khi quan sát từ vị trí trung tâm của Cố đô, cả 7 khu lăng này đều cùng nằm hướng về phía Tây của kinh thành Huế, đó là biểu tượng “Thái dương Tây hạ” (Mặt Trời lặn phía Tây) – chỉ việc băng hà của đấng Chí tôn.

1. Vé máy bay từ Phú Quốc đến Huế của Vietjet Air

Hiện nay chưa có hãng hàng không nào khai thác và cung cấp vé máy bay từ Phú Quốc đến Huế. Để đi máy bay từ Phú Quốc đến Huế, bạn phải bay Phú Quốc đến TP. Hồ Chí Minh sau đấy đặt vé bay tới Huế.

Vé máy bay giá rẻ đi Huế khởi hành từ Phú Quốc chưa được hãng hàng không nào khai thác. Truy cập website: Vevip.vn để tìm hiểu thêm thông tin về các chặng bay đến Huế của Hãng Vietjet Air. Tham khảo bảng giá dưới đây của chặng bay Thành phố Hồ Chí Minh đến Huế.

Đại lý đặt vé máy bay uy tín

Hành khách truy cập website Vevip.vn hoặc gọi đến Hotlines: 0965677466 (24/7) – 0965201414 – 0982323021 để xem các hành trình khác đến với Huế đang được Hãng Vietjet Air khai thác.

Tham khảo thêm thông tin dưới đây về một số chặng bay của Vietjet Air:

Bảng vé máy bay Phú Quốc – Sài Gòn

Bảng vé máy bay Sài Gòn – Huế

**Lưu ý:

  • Giá vé trên chưa bao gồm thuế và các loại phí
  • Tùy vào từng thời điểm đặt vé mà giá vé cao hơn có thể được áp dụng

2. Hệ thống Lăng tẩm ở Huế

Lăng Gia Long

Lăng Gia Long còn gọi là Thiên Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Lăng thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.

Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12km.

Lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng nằm ở địa phận thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy. Được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm 1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị.

So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.

Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.

Lăng Đồng Khánh

Lăng Ðồng Khánh còn gọi là Tư Lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai, phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Nguyên trước đây là Ðiện Truy Tư được vua Đồng Khánh xây dựng để thờ cha mình là Kiên Thái Vương.

Khi Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh.

Lăng Dục Đức

Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2 km; là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Ðức, Thành Thái và Duy Tân.

Dục Đức lên ngôi năm 1883 được 3 ngày thì bị phế truất và mất, sau này con ông là vua Thành Thái (lên ngôi năm 1889) cho xây lăng để thờ cha đặt tên là An Lăng.

Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện Long Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng Thành Thái.

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi.

Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo.

Trên đây là bài viết “Vé máy bay từ Phú Quốc đến Huế của Vietjet Air, Hệ thống lăng tẩm trong Kinh Thành Huế”, Hi vọng bài viết vừa rồi của mình đã giúp các bạn định hình được quy trình săn vé máy bay từ Phú Quốc đến Huế giá rẻ.

Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những mẹo, tip hữu ích nhất về du lịch nhé!