Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Sài Gòn – TP.HCM cũng là một trung tâm du lịch lớn, với các di tích lịch sử và bảo tàng ghi lại dấu ấn thời chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Tiêu biểu là hệ thống 11 bảo tàng trong đó nổi tiếng nhất là Bảo tàng chứng tích chiến tranh.
Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc thời thuộc địa cũng làm mãn nhãn du khách khi du lịch Sài Gòn, như Trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng, Chợ Bến Thành và Dinh Độc Lập. Do đó nhu cầu du lịch Sài Gòn được nhiều bạn trẻ yêu thích và chọn lựa.
1. Đặt vé Bamboo Eco đi TP Hồ Chí Minh
– Hạng phổ thông là hạng vé có mức giá thấp nhất, giá vé Bamboo Eco đi Hồ Chí Minh của hạng phổ thông chỉ dao động trung bình trong khoảng 99,000 VND (chưa bao gồm thuế, phí). Bamboo Eco phù hợp với những hành khách mang theo ít hành lý.
Với hạng vé này, bạn sẽ được miễn cước 7 kg hành lý xách tay, phục vụ suất ăn miễn phí : cơm cá, canh rau, nước ép trái cây… Nếu bạn yêu cầu thêm suất ăn đặc biệt, nhớ liên hệ theo hotline 1900 1166 để đặt trước 24h nhé.
2. Đặt vé Bamboo Plus đi TP Hồ Chí Minh
– Hạng phổ thông đặc biệt: Hạng phổ thông đặc biệt dành cho hành khách có mức thu nhập khá, thông thường, vé máy bay đi Sài Gòn hạng vé Bamboo Plus có mức trung bình 700,000 – 800,000 VND.
Với hạng ghế này, bạn được miễn cước 7 kg hành lý xách tay, 20kg hành lý miễn cước đồng thời phục vụ suất ăn miễn phí trong suốt chuyến bay. Ngoài các món ăn truyền thống, bạn được phục vụ thêm bữa ăn nhẹ như bánh mỳ, sandwick, trái cây, nước ép trái cây…
3. Đặt vé Bamboo Business đi TP Hồ Chí Minh
– Hạng thương gia: Trải nghiệm hạng thương gia cùng vevip.vn, bạn sẽ được miễn cước 2 x 7 kg hành lý xách tay và 30 kg hành lý kí gửi. Hành lý dành cho khách VIP sẽ được gắn tag ưu tiên ra trước và nhẹ tay khi di chuyển, bạn cũng sẽ được sử dụng dịch vụ tại phòng chờ VIP ở sân bay.
Thực đơn dành cho hành khách đi hạng thương gia bao gồm các món Âu – Á. Ngoài đồ ăn và nước ép trái cây tươi, vevip.vn cũng phục vụ rượu vang thượng hạng dành cho hành khách hạng ghế này.
Ngoài ra, nếu đi cùng trẻ sơ sinh, các bé sẽ được phục vụ miễn phí bột trẻ em, nước uống, tã, khăn… hãng luôn có những bữa ăn thích hợp phục vụ các bé theo các độ tuổi khác nhau. Tham khảo bảng giá vé máy bay đi TP Hồ Chí Minh dưới đây (bảng giá này chưa bao gồm thuế phí):
4. Cách di chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm Sài Gòn
Có rất nhiều cách để di chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố và ngược lại. Cụ thể như:
Xe Buýt: Xe buýt là phương tiện công cộng di chuyển khá tiện lợi, và mức chi phí cũng rất tiết kiệm dành cho những du khách đến tham quan. Hiện tại, khu vực xe Buýt tại sân bay nằm ở cột số 4 (đối diện ga nội địa) và cột số 12 (đối diện ga quốc tế).
Và có 3 chuyến xe Buýt để phục vụ du khách từ sân bay về trung tâm thành phố và ngược lại đó chính là:
Tuyến số 152: di chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất – Chợ Bến Thành – Khu dân cư Trung Sơn và ngược lại, tần suất khoảng 15 phút có 1 chuyến và toàn bộ chi phí di chuyển là 6.000đ/lượt.
Tuyến số 109: Di chuyển từ công viên 23/9 đến sân bay và ngược lại, tần suất xe khoảng 15 đến 30 phút sẽ có 1 chuyến và toàn bộ chi phí để di chuyển là 12.000đ/lượt.
Tuyến số 49: Di chuyển từ các khách sạn lớn của trung tâm đến sân bay và ngược lại, tần suất khoảng 15 phút có 1 chuyến và toàn bộ chi phí di chuyển là 40.000đ/lượt.
Taxi: Tại sân bay ngay cửa ra của sảnh lớn của nhà ga, các bạn có thể dễ dàng đón taxi của các hãng như: Mai Linh, Airport Taxi, Sài Gòn Taxi… Trên xe có đồng hổ hiển thị số km và số tiền, rất tiện cho các bạn theo dõi giá tiền.
Phương tiện xe công nghệ: Để tránh tình trạng gặp phải những tài xế taxi không trung thực, thì việc đặt xe trên ứng dụng Grab đang được rất nhiều người tin cậy. Với dịch vụ đặt xe theo yêu cầu sẽ đưa du khách đến tận địa chỉ cụ thể và sẽ biết trước mức giá trước khi đặt xe.
5. Thời điểm lý tưởng để du lịch TP Hồ Chí Minh
TP Hồ Chí Minh, hay Sài Gòn, được mệnh danh thành phố “không ngủ”, luôn nhộn nhịp dù trong bất kể thời gian nào trong ngày. Không giống với Hà Nội, thời tiết ở Sài Gòn được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Nhưng cái nắng của Sài Gòn không gắt, và những cơn mưa cũng không kéo quá dài, bởi vậy khách du lịch có thể ghé thăm Sài Gòn bất kì thời điểm nào trong năm.
6. Tổng quan du lịch Sài Gòn
Được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, TP.HCM từ lâu đã là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Việt Nam.
Du lịch đến với Sài Gòn – TP.HCM hơn 300 năm tuổi, bạn có thể gặp những tòa nhà cao tầng nằm san sát, những khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm sầm uất, nhưng cũng không thiếu những biệt thự cổ kính, những ngôi chợ truyền thống tồn tại đã hàng trăm năm.
Sài Gòn rộng lớn và không thiếu những “đặc sản” du lịch như Du ngoạn ven sông Sài Gòn bằng tàu, thăm phố Tây Phạm Ngũ Lão, mua sắm ở chợ Bến Thành hay về với biển Cần Giờ….
7. Khí hậu ở Sài Gòn
TP.HCM có 2 mùa phân hóa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nếu đến đây vào mùa mưa, bạn nên mang theo ô (dù) hoặc áo mưa khi ra ngoài vì Sài Gòn nổi tiếng với nhiều cơn mưa bất chợt. Mưa rồi lại tạnh, tạnh rồi lại mưa.
Ngoài ra, TP.HCM cũng là nơi tràn ngập nắng vàng. Ước tính, ở đây có tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C nhưng không quá gay gắt như những nơi khác.
8. Phương tiện đi lại khi du lịch Sài Gòn
Phương tiện đi lại chủ yếu cho du khách du lịch Sài Gòn chủ yếu là xe máy, kế đó là ô tô, xe đạp, xe buýt, xe xích lô. Phương tiện di chuyển công cộng rẻ nhất là xe buýt chỉ 5.000VND/tuyến, kế đó là xe ôm và và taxi.
Hiện nay, mật độ giao thông ở TP.HCM khá đông đúc, nhiều đoạn đường trong thành phố xảy ra tình trạng kẹt xe vào giờ tan tầm: từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều.
9. Những khu vực chính của du lịch Sài Gòn
Khu vực sầm uất nhất ven sông Sài Gòn là đường Tôn Đức Thắng, cũng thuộc trung tâm TP.HCM. Con đường này có những khách sạn và những nhà hàng cao cấp, từ đó có thể ngắm cảnh sông Sài Gòn thi vị vào các buổi chiều. Ở đây có bến tàu để du khách tham gia một chuyến du ngoạn sông Sài Gòn hoặc thử cảm giác ăn tối tại các nhà hàng nổi trên sông.
9.1 Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Đây là khu vực trung tâm thuộc Q.1, TP.HCM. Khu vực Nhà Thờ thể hiện rõ rệt “tính cách” của thành phố Sài Gòn. Gần nhà thờ cổ kính là hình ảnh đối lập với những tòa cao ốc bê tông cốt thép thời hiện đại. Từ nhà thờ Đức Bà, bạn có thể sang thăm dinh Độc Lập, mua sắm ở Diamond Plaza, dạo phố Đồng Khởi, qua Hồ Con Rùa, uống cà phê bệt ở đường Hàn Thuyên…
9.2 Đường Nguyễn Huệ
Đây là con đường thuộc khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh, hai bên đường có nhiều khách sạn, khu mua sắm cao cấp, một số căn đã tồn tại từ hàng trăm năm nay, mang dáng dấp kiến trúc châu Âu cổ điển. Đi thẳng đường Nguyễn Huệ theo hướng Đông Nam bạn sẽ đến con đường Tôn Đức Thắng ở ven sông Sài Gòn.
Đặc biệt, mỗi dịp Tết Âm lịch hàng năm, đường Nguyễn Huệ trở nên vô cùng rực rỡ, nơi muôn hoa tụ hội về khoe sắc đón xuân. Đường hoa được trưng bày trong khoảng 7 – 10 ngày, thường từ 28 tháng chạp đến mùng 5 Tết.
9.3 Chợ Bến Thành
Có từ thế kỷ thứ 19, chợ Bến Thành như một nhân chứng lịch sử qua nhiều biến động của thời cuộc. Chợ có 4 cổng Đông-Tây-Nam-Bắc quay ra các con đường chính ở trung tâm Sài Gòn. Đến đây, du khách có thể mua sắm rất nhiều các sản phẩm lưu niệm, vải vóc, quần áo, đồ thủ công mỹ nghệ.
9.4 Khu Phố Tây
“Phố Tây” gồm đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám và các khu phố lân cận tại trung tâm của Q.1, TP.HCM. Địa danh này đã được tạp chí du lịch nổi tiếng Lonely Planet đưa vào danh sách hướng dẫn cho du khách khi đến tham quan TP.HCM. Phố Tây ở rất gần chợ Bến Thành, bến xe buýt chung chuyển khách đi khắp thành phố.
9.5 KHU người Hoa– QUẬN 5
Khu phố người Hoa là trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất ở Sài Gòn. Nơi đây cũng là khu vực sinh sống tập trung đông đúc của người Hoa tại miền Nam.
Tại đây bạn có thể thưởng thức một nền ẩm thực hết sức phong phú, có những món ăn mang đậm phong cách Trung Hoa nhưng cũng có những món ăn đã được thay đổi đôi chút cho phù hợp với người Việt Nam. Xung quanh khu phố người Hoa là các chợ bán buôn và bán lẻ lớn nhất như chợ Bình Tây, chợ Kim Biên, chợ vải Soái Kình Lâm…
9.6 Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập )
Công trình được thiết kế theo phong thuỷ và kiến trúc phương Đông nhưng lại rất hiện đại. Tham quan dinh Độc Lập, du khách có thể chiêm ngưỡng tận mắt nhiều vật phẩm từ chế độ cũ cũng như những chứng tích ghi dấu thời khắc ngày độc lập 30.4.1975.
Giờ mở cửa: Sáng 7h30 – 11h00, chiều từ 13h00 – 16h00 (hàng ngày); Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé, Q.1; Giá vé: Người lớn:30.000VND/người/lần, sinh viên: 15.000VND/người/lần, học sinh: 3.000VND/người/lần, khách theo đoàn từ 20 người sẽ được giảm 1/3 giá vé; Gửi xe máy tại: Cổng Dinh Độc Lập bên đường Nguyễn Du, bãi gửi xe ở công viên Tao Đàn trên đường Huyền Trân Công Chúa.
Hy vọng bài viết này đã giúp ích bạn phần nào để bạn có thêm sự tham khảo cho chuyến đi của mình đến Sài Gòn. Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những mẹo, tip hữu ích nhất về du lịch nhé!