Khối lượng giao dịch lên đến 7000 tỷ USD mỗi ngày, khiến cho thị trường Forex không những ngày càng hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư, mà còn thu hút các nhà môi giới.
Hiện nay, sàn giao dịch mọc lên như nấm làm cho mức cạnh tranh gia tăng. Mặc dù, nhiều sàn mới nổi với những chiến dịch vượt trội, nhưng vẫn không đánh bại được những sàn lâu năm tiêu biểu như OANDA.
Trong bài đánh giá sàn OANDA này chúng tôi sẽ chỉ ra các thông tin cơ bản về sàn để biết được đây có phải là một nhà môi giới an toàn hay không. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. OANDA là gì?
OANDA là sàn giao dịch thành lập năm 1996 tại New York. Người sáng lập nên sàn giao dịch OANDA là hai tiến sỹ Michael Stumm và Richard Olsen.
Hai người này vừa là nhà kinh tế và vừa là nhà khoa học về máy tính, cũng chính vì vậy mà họ mong muốn đứa con tinh thần của mình phải thật sự minh bạch.
Vào lúc bấy giờ họ tin rằng một ngày nào đó internet sẽ kết nối tất cả các trang web cũng như nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Vào thời điểm năm 1996, sàn OANDA là sàn tiên phong trong lĩnh vực trao đổi tiền tệ qua internet và cũng là sàn đầu tiên phát triển nền tảng giao dịch năm 2001.
Hiện OANDA vừa là đơn vị cung cấp tỷ giá hối đoái trên tradingview, vừa là sàn giới thiệu phần thập phân thứ 5 (Pipette) xuất hiện trong những cặp tiền tệ.
Xem thêm: sàn forex tốt nhất
Trang chủ: Oanda.com
Hiện văn phòng của OANDA đang có mặt tại 6 địa điểm trên thế giới bao gồm:
- OANDA Corporation là sàn kinh doanh Forex và hợp đồng CFD, chịu sự quản lý của Ủy ban giao dịch hợp đồng tương lai và là thành viên của Hiệp hội kinh doanh hợp đồng tương lai quốc tế – NFA, số hiệu 0325821. Xem thêm: sàn fx uy tín
- OANDA Corporation ULC được cấp phép bởi Tổ chức kiểm soát đầu tư Canada – IIROC.
- OANDA Europe Ltd chịu sự kiểm soát của Cơ quan kiểm soát tài chính Vương Quốc Anh – FCA, số hiệu 542574.
- OANDA Asia Pacific Pte Ltd có được giấy phép “Dịch vụ thị trường vốn” của Cơ quan tiền tệ Singapore
- OANDA Australia Pty Ltd được cấp giấy phép bởi Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc – ASIC, số hiệu AFSL 412981.
- OANDA Japan Co, Ltd được quản lý và kiểm soát bởi Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản – JP FSA, số hiệu 4010001122945.
2. Sản phẩm giao dịch tại OANDA
- Tiền tệ forex: có hơn 55 cặp tiền tệ được giao dịch tại đây gồm cặp tiền chính, chéo và ngoại lai.
- Hàng hóa: gồm có cả nông sản và năng lượng.
- Chỉ số: hỗ trợ giao dịch 16 loại chỉ số tại các thị trường khác nhau.
- Trái phiếu: chỉ cung cấp 6 loại trái phiếu tại thị trường MỸ và Anh.
- Kim loại: sàn OANDA cung cấp đủ 4 loại kim loại giao dịch phổ biến là vàng, bạc, platinum và palladium.
- Tiền điện tử: OANDA vừa mới cung cấp sản phẩm này và hiện có Bitcoin và Mini Bitcoin được chấp nhận giao dịch.
3. Tài khoản giao dịch Sàn OANDA
Sàn OANDA cung cấp nhiều loại tài khoản forex khác nhau cho cả nhà đầu tư nhỏ lẻ và các tổ chức lớn. Đối với những nhà đầu tư cá nhân, OANDA cung cấp 2 loại tài khoản: tài khoản Core Account và tài khoản Premium.
So sánh sự khác nhau giữa hai loại tài khoản này:
Đặc điểm | Tài khoản Core Account | Tài khoản Premium |
Vốn tối thiểu | 1$ | 50.000$ |
Phí spread | 0.1 | 0.6 |
Đòn bẩy | 1:100 | 1:100 |
Phí hoa hồng | 3.5 USD/lot | Miễn phí |
Sản phẩm giao dịch | Tiền tệ forex, trái phiếu, chỉ số và hàng hóa CFD | Tiền tệ forex, trái phiếu, chỉ số và hàng hóa CFD |
4. Đòn bẩy sản phẩm và phí spread của từng cặp tiền Sàn OANDA
Đòn bẩy của các sản phẩm tại OANDA
Sản phẩm | Tỷ lệ đòn bẩy tối đa |
Forex | 1:100 , 1:50 hay 1:20 tùy từng cặp tiền |
Kim loại | Vàng 1:100, Bạc 1:50, Platinum và Palladium 1:20 |
Chỉ số | UK 100, US Nas 100, Australia 200, Germany 30, US SPX 500 và US Wall St 30 là 1:100, còn lại là 1:50 hoặc 1:20 |
Tiền điện tử | 1:2 |
Dầu thô | 1:100 |
Năng lượng | 1:50 |
Nông sản | 1:30 |
Phí spread
Forex | Spread |
EUR/GBP | 1.8 |
EUR/JPY | 1.6 |
EUR/USD | 1.2 |
NZD/USD | 1.5 |
USD/CAD | 1.9 |
USD/CHF | 1.7 |
USD/JPY | 1.3 |
5. Nền tảng giao dịch Sàn OANDA
Có 2 loại nền tảng tại OANDA là nền tảng MT4 và một nền tảng được phát triển độc quyền tại sàn. Trong những bài đánh giá sàn trước, FX Việt cũng đã chia sẻ những tính năng vượt trội của MT4 rồi, nên trong bài đánh giá sàn lần này, FX Việt sẽ chỉ cung cấp thông tin về nền tảng OANDA.
Tính năng của nền tảng OANDA:
- Có cả công cụ Autochartist trên máy tính.
- Có tính năng cung cấp lịch kinh tế, những thông tin có ảnh hưởng lớn đến thị trường forex.
- Có đầy đủ các chỉ báo giống như MT4.
- Giao diện thân thiện người dùng, dễ sử dụng.
- Tích hợp nền tảng trên web, máy tính và thiết bị di động.
6. Hình thức nạp và rút tiền Sàn OANDA
OANDA chỉ cung cấp 4 hình thức nạp và rút tiền gồm: Internet banking, chuyển khoản ngân hàng, credit/debit cards và Bpay và China Payment áp dụng cho thị trường Trung Quốc.
7. Đánh giá sàn OANDA
Ưu điểm Sàn OANDA
- Có thâm niêm và nhiều kinh nghiệm trong ngành.
- Nền tảng OANDA vừa tân tiến vừa thân thiện với người dùng.
- Tài khoản Core Account có vốn tối thiểu nạp vào thấp.
- Có cung cấp nạp rút qua Internet Banking.
- Thông tin pháp lý rõ ràng, minh bạch.
- Phí spread không quá cao.
Nhược điểm Sàn OANDA
- Thủ tục đăng ký khá phức tạp.
- Không có nhiều hình thức nạp và rút cho nhà đầu tư Việt.
- Sản phẩm giao dịch chưa đa dạng.
- Nạp và rút tốn phí.
- Đòn bẩy thấp.
Kết luận
Với kinh nghiệm sau 24 năm trên thị trường và trải qua thời gian 3 thập kỷ cũng đủ để đánh giá sàn OANDA có uy tín không. Tuy nhiên, có một điểm trừ cho sàn khi so sánh sàn tại thị trường Việt.
OANDA vẫn chưa hỗ trợ thông tin web tiếng Việt và ngay cả hình thức nạp rút cũng có phần bất lợi cho nhà đầu tư Việt. Vì vậy, những nhà đầu tư Việt cần trao dồi ngôn ngữ tiếng Anh để hiểu rõ hơn về sàn và giao dịch tại OANDA.
Trên đây là bài viết ” Bí mật về sàn giao dịch OANDA. Review sàn giao dịch OANDA đầy đủ và chi tiết nhất.”, hi vọng chúng tôi cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, bạn có thể hiểu được những ưu nhược điểm của sàn giao dịch OANDA mang lại và đưa ra quyết định cho riêng mình.