Phân tích kỹ thuật là một công cụ không thể thiếu trong giao dịch Forex. Vậy phân tích kỹ thuật forex là gì và có vai trò như thế nào trong Trading.
Bài viết dưới đây sẽ giúp cho nhà đầu tư có được cái nhìn khái quát và toàn diện hơn để phát triển được kỹ năng trong lĩnh vực đầu tư để nhằm gia tăng lợi nhuận về cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu để biết thêm được những kiến thức giao dịch nhé.
1. Phân tích kỹ thuật Forex là gì?
Phân tích kỹ thuật ( technical analysis – TA) là một trường phái nghiên cứu về sự chuyển động của giá trên đồ thị của một cặp tiền tệ Forex nào đó trong một khung thời gian nhất định. Những trader thường tận dụng phân tích kỹ thuật như một khung chuẩn để quan sát và nghiên cứu về giá của cặp tiền tệ.
Thông thường thì trader sử dụng TA bằng cách dựa vào dữ liệu trong quá khứ của giá thị trường để đưa ra các phán đoán về sự biến động ở trong tương lai. Đây như là 1 loại tín hiệu giao dịch để nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch 1 cách chuyên nghiệp hơn.
Phân tích kỹ thuật đòi hỏi phải có kiến thức bao quát và sự hiểu biết khá rộng của bản thân. Phân tích kỹ thuật thường được những trader có xu hướng giao dịch ngắn hạn hay giao dịch tự do với những chỉ báo kỹ thuật đã có sẵn. Xem thêm: sàn forex
2. Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật
Ưu điểm
Giúp cho trader đưa ra được các dự đoán chính xác. Đồng thời xác định điểm ra/vào lệnh hợp lý để có thể gia tăng được lợi nhuận trong giao dịch.
Với nhiều công cụ đa dạng thì giúp được cho nhà đầu tư lựa chọn được công cụ phù hợp cho quá trình thực hiện giao dịch của mình.
Phân tích kỹ thuật cũng không làm hao tốn quá nhiều thời gian. Vì thế nó còn giúp cho những trader có được nhiều thời gian để nghiên cứu thêm được những công cụ giao dịch khác.
Nhược điểm
Trong những lúc mà thị trường đang có can thiệp thì không phải tất cả những mô hình kỹ thuật, chỉ báo đều có sự hoạt động đúng.
Nhiều trader luôn có quan điểm trong phân tích kỹ thuật sử dụng được càng nhiều chỉ báo thì độ chính xác sẽ càng cao. Tuy nhiên, đó là một quan điểm rất sai lầm vì cái gì nhiều quá cũng sẽ không tốt. Lạm dụng quá nhiều chỉ báo sẽ khiến bạn bị rối trí và không đưa ra được quyết định nào đúng đắn.
3. Những thuật ngữ , biểu đồ và chỉ báo kỹ thuật thông dụng
3.1 Những thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật Forex
- Phá vỡ mức gia: là khi giá xuyên qua theo cách mạnh mẽ của một khu vực trước mức hỗ trợ hay mức kháng cự.
- Mẫu hình biểu đồ: Mẫu hình đặc biệt được tạo ra bởi sự chuyển động của giá trên biểu đồ
- Chu kỳ: Khoảng thời gian mà được xác định trong biểu đồ.
- Nguyên lý sóng Elliott và tỷ lệ vàng: Để tính toán được sự biến động giá liên tiếp và những thoái lui.
- Tỷ lệ Fibonacci: Được sử dụng theo hướng dẫn để xác định được những mức hỗ trợ và kháng cự.
- Xung lượng: Tốc độ thay đổi của giá
- Mức kháng cự: Khi giá tăng và do dự sẽ tăng tiếp ở mức giá đó.
- Mức hỗ trợ: Khi giá giảm và do dự sẽ giảm tiếp ở mức giá đó.
- Xu hướng: Hiện tại gia sẽ tồn tại theo một hướng trong một thời kỳ kéo dài.
3.2 Những loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật Forex
- Biểu đồ nến: Xuất phát và có nguồn gốc từ Nhật Bản bao gồm: thân nến và bóng nến. Nến tăng khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (thường có màu xanh lá hay màu trắng). Nến giảm: khi có giá đóng cửa thấp hơn so với giá mở cửa (thường có màu đỏ hay đen).
- Biểu đồ đường: Nối những giá trị đóng của thành những đường thẳng.
- Biểu đồ thanh: Bao gồm một dãy những thanh thẳng đứng thể hiện những khung giá khác nhau ở trong một khoảng thời gian. Mỗi thanh lại có hai thanh ngang: một thanh bên trái thể hiện được mức giá mở cửa và thanh bên phải thể hiện được mức giá đóng cửa.
3.3 Những chỉ báo trong phân tích kỹ thuật Forex
Chỉ báo xu hướng: dùng để xác định được xu hướng đi và xu hướng thế giá ở trong tương lai. Bao gồm 6 loại chỉ báo như sau:
- Moving Average – MA: Chỉ báo thể hiện được giá trị trung bình trong một khoảng thời gian nhất định.
- MACD: là trung bình động hội tụ phân kỳ. Nhằm để xác định rằng xu hướng mới có xảy ra hay không. Và xác định được đó là xu hướng tăng hay giảm dựa trên đường MA.
- TRIX (Triple Exponential Average) là chỉ báo sử dụng để có thể nhận được sự phân kỳ và những trạng thái mua hoặc quá bán. Đồng thời những chỉ báo này cũng cho các tín hiệu mua và bán khá chính xác.
- Parabolic Sar: Đây là chỉ báo kết hợp giữa giá và thời gian để có thể hình thành được các tín hiệu mua – bán trên thị trường. Parabolic Sar là một công cụ xác định vùng đặt điểm “dừng lỗ” (stop loss) hiệu quả.
- Average Directional Index (ADX): Là chỉ báo kỹ thuật thể hiện được thị trường đang có xu hướng hay không xu hướng.
- CCI – Commodity Channel Index indicators: Là chỉ báo dao động, dao động vùng quá mua (overbought) và vùng quá bán (oversold). Điều kiện để làm việc tốt nhất của CCI là tại thị trường dao động trong khoảng giá nhất định (sideways).
Chỉ báo xung lượng: (Momentum Indicator): Xác định tốc độ thay đổi giá
- Relative Strength Index – RSI: Chỉ ra được sức mạnh tương đối, đo lường được tốc độ và cũng như sự thay đổi trong xu hướng giá của tiền tệ.
- Rate of Change (price): Đây là chỉ số biến động giá. Nó sẽ dịch chuyển qua lại đường trung tâm (Mốc số 0). Chỉ số này để cho biết giá tiền tệ đã dịch chuyển như thế nào so với giá cũ.
- Momentum: Một trong những khái niệm quan trọng để cho trader hiểu về price action và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.
- Stochastic Oscillator : So sánh giá đóng cửa với range của tiền tệ trong một giai đoạn nhất định.
- Williams %R: Là chỉ báo về xung lượng (momentum) để đo lường được mức quá mua hay quá bán.
Chỉ báo khối lượng giao dịch: (Volume Indicators) dùng để xác định được sức mạnh của xu thế.
- Volume Oscillator: là một chỉ báo kỹ thuật thể hiện được động lực của chuyển động (price action) và sự chênh lệch giữa một đường trung bình động ngắn hạn và dài hạn.
- On balance volume (OBV): là một chỉ báo động lực thể hiện được mối quan hệ giữa khối lượng của giao dịch và sự thay đổi giá.
- Chaikin Oscillator: Chỉ số này dựa trên chỉ số tích lũy hay phân bổ (A/D). Trên thực tế thì những chỉ số Chaikin chính là chỉ số MACD. Nhưng thay bởi mức giá thì chỉ số A/D dựa trên cơ sở chỉ số dao động.
- Money Flow Index (MFI): chỉ số dòng tiền là một bộ dao động được trong khoảng 0-100. Nó được sử dụng để có thể hiển thị được dòng tiền trong vài thời kỳ.
Chỉ báo tính biến động: (Volatility Indicators): Dùng để xét đoán được sức mạnh của xu thế và những điểm phá vỡ (breakout).
- Bollinger Bands: Đây là dải biến động giá bao gồm 2 đường band ở phía trên và dưới. Nhằm xác định dựa vào độ chênh lệch chuẩn của đường trung bình động nằm giữa.
- Volatility: là mức độ giao động của giá.
- Chaikin Volatility: là chỉ số đo lường được sự thay đổi của trading range trong giá. Trading range là khoảng cách giữa hai điểm cao nhất và thấp nhất của giá ở trong ngày (high -now).
- Volatility Ratio: là chỉ báo phát hiện những range giá. Và cho ra tín hiệu về sự phá vỡ (breakout) có thể xảy ra.
- Average True Range (ATR): là chỉ báo trung bình đúng phạm vụ là công cụ đo lường được sự biến động của thị trường.
4. Tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật trong giao dịch Forex
Phân tích kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong giao dịch sàn Forex uy tín . Trader có thể đưa ra được quyết định đúng đắn hơn.
4.1 Cung cấp thông tin quan trọng
Trong đầu tư Forex, giá cả và cán cân về cung – cầu là yếu tố then chốt để thực hiện giao dịch thành công. Những thông tin của các yếu tố này chỉ có được khi tiến hành phân tích kỹ thuật. Ví dụ như bạn phân tích biểu đồ giá, bạn cũng có thể thu được những thông tin như:
- Sự ổn định giá cả trong quá khứ và cả hiện tại.
- Biến động giá cả trước và sau những sự kiện quan trọng.
- Lịch sử khối lượng giao dịch.
- Giá của cặp tỷ giá tiền tệ so với giá thị trường.
Những thông tin đó sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định được mua -bán, ngưỡng kháng cự, ngưỡng hỗ trợ. Và ngoài ra còn giúp bạn đưa ra được quyết định có nên đầu tư vào tài sản tại thời điểm đó hay không.
Có những công cụ báo động giá, cảnh báo xuyên thủng những ngưỡng an toàn này và thiết lập được những ngưỡng an toàn khác. Thường hay thấy được như thiết lập đỉnh giá mới thay đỉnh giá cũ hay ngược lại. Điều này cũng có thể giúp cho những nhà đầu tư nhận biết được sự thay đổi về giá. Xác định được hành động mua – bán kịp lúc sản phẩm mà họ phân tích.
4.2 Xác định được vị trí quan trong trong giao dịch
Trong phân tích kỹ thuật giúp bạn xác lập được điểm vào lệnh (entry point) để biết nên mua – bán vào thời điểm nào. Trader cũng nắm được cung cầu của thị trường và xác định được điểm phá vỡ để đưa ra quyết định đúng nhất.
Ngoài những điểm vào lệnh thì trader có xác định được điểm đặt lệnh dừng lỗ, chốt lời.
Dự đoán sớm cho tương lai: Phân tích kỹ thuật kết hợp với những công cụ dự báo để đưa ra được dự báo sớm cho tương lai. Điều này rất tuyệt vời để cho những nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận.
Qua phân tích này nhà đầu tư sẽ kỳ vọng và dự đoán được giá cả ở trong tương lai. Tuy nhiên, đặc điểm chính của phân tích kỹ thuật là thống kê giá trong quá khứ. Vì thế nhà đầu tư tính toán đến xác suất vì nó cũng có thể sai.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu được phân tích kỹ thuật Forex là gì? Đây cũng là phương pháp rất hiệu quả và không thể thiếu khi đầu tư Forex. Khi bạn nắm rõ được những công cụ phân tích sẽ giúp cho bạn có được sự ưu thế hơn ở trên thị trường và đảm bảo sự an toàn hơn trong giao dịch. Nhưng không có gì hoàn hảo cả nên đôi khi có tín hiệu sai lệch. Vì thế mà cần kết hợp nhiều thể loại, cần luyện tập nhiều thì mới thành thạo và sử dụng được hiệu quả.