Hướng dẫn đặt vé máy bay Quy Nhơn đi Hồ Chí Minh của Vietnam Airlines. Top 6 Công viên đẹp nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu Hà Nội được biết đến là thủ đô ngàn năm văn hiến với vẻ đẹp yên bình, trầm mạc cùng nhịp sống chậm rãi thì Sài Gòn lại là thành phố của những chuyển động, sự sôi nổi, sầm uất bậc nhất cả nước nhưng lại đan xen một chút cổ kính, một chút châu Âu giữa lòng Việt Nam. Để hiểu rõ nét kết hợp độc đáo đó của Sài Gòn hoa lệ, hãy cùng chúng tôi bước vào hành trình khám phá nơi đây một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất nhé…

1. Chặng bay Quy Nhơn – Hồ Chí Minh

Lộ trình bay:
Điểm xuất phát từ: Sân bay Phù Cát – Quy Nhơn
Điểm đến: Sân bay Tân Sơn Nhất (SGN) – Hồ Chí Minh
Khoảng cách: 646 km

Thời gian bay từ Quy Nhơn đến Tp Hồ Chí Minh: khoảng 1 giờ 10 phút

2. Thông tin về lịch bay Quy Nhơn đến Sài Gòn

Số lượng chuyến bay trong tuần 80 chuyến mỗi tuần
Thời gian bay trung bình 1 giờ 10 phút
Hãng hàng không bay từ Quy Nhơn đi Sài Gòn Vietnam Airlines
Giá vé trung bình 573,000 VNĐ – 2.690.000 VNĐ

Bạn lưu ý giá vé trên chỉ mang tính chất tham khảo vì sẽ thay đổi tùy vào từng thời điểm cụ thể. Để biết rõ và chính xác hơn, bạn có thể theo dõi website của chúng tôi để tìm giờ khởi hành hoặc giờ đến, thời gian bay và giá vé máy bay tốt nhất cho chặng từ Quy Nhơn đi Sài Gòn.

3. Top 10 Công viên đẹp nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh

3.1 Công viên Tao Đàn

Nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, công viên là một trong những công viên to và đẹp nhất Sài Gòn. Tao Đàn rộng khoảng 10ha với hơn 1000 cây xanh nên nó được ví như lá phổi xanh ngay giữa lòng thành phố bụi bặm, đông đúc, thu hút rất đông người dân nội thành đến tập thể dục, đi bộ hay vui chơi vào sáng sớm hay xế chiều.

Trước đây, công viên Tao Đàn thuộc khuôn viên của Dinh Toàn quyền Pháp, có tên là Vườn Tao Đàn. Sau đó Vườn Tao Đàn được đổi tên thành Công viên Văn hóa Tao Đàn và có thêm khu vui chơi dành cho trẻ em. Qua 1 lần tu sửa, khu vui chơi hiện nay có diện tích khoảng 300m2, nằm ở phía mặt đường Trương Định với 8 trò chơi cho các em nhỏ thỏa sức nô đùa. Phía trong công viên còn có một khu đền tưởng niệm các vua Hùng và một tháp Chăm nhỏ.

Cả ngày, công viên luôn tấp nập các khách du lịch cũng như người dân nội thành đến tận hưởng không gian yên tĩnh, trong lành và tươi mát. Bạn có thể ngồi trên những chiếc ghế đá tụ tập, tán gẫu với bạn bè hay tổ chức picnic trên những bãi cỏ rộng trong công viên.

Thời điểm tập trung đông người nhất có lẽ là vào sáng sớm và xế chiều, người dạo mát, người đi bộ, người tập thể dục,… họ vừa luyện tập vừa hứng trò chuyện cùng mọi người tạo nên không khí hết sức sôi động.

Mỗi dịp Tết Nguyên Đán về, công viên lại diễn ra “Hội hoa xuân Tao Đàn” với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo làm từ hoa đã nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người. Mặc những con đường ồn ào, tấp nập ngoài kia, công viên Tao Đàn vẫn luôn yên bình và tươi mát, là điểm đến lý tưởng cho mọi người vào mỗi dịp cuối tuần.

3.2 Thảo Cầm Viên

Là một trong những công trình mang tính lịch sử và lâu đời nhất TP. HCM, Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng của thành phố mang tên Bác. Được xây dựng cùng lúc với Bưu điện TP. HCM, Nhà thờ Đức Bà và chợ Bến Thành.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xem như một chứng nhân của lịch sử, đã cùng đi qua những thăng trầm của con người và vùng đất này. Sức sống bền bỉ cùng những giá trị văn hóa đặc trưng đã mang đến cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn một sắc thái riêng biệt và không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác.

Thảo cầm viên nằm tại địa chỉ số 2 đường Nguyễn Bình Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tọa lạc giữa trung tâm thành phố với diện tích hiện nay khoảng 17 hecta, tại thảo cầm viên đang chăm sóc hơn 120 loài động vật với số lượng lên đến 1.000 cá thể, trong đó có nhiều loài quý hiếm của Việt Nam và thế giới như báo lửa, vượn má vàng, trĩ sao, vẹt trắng, tê giác, hươu cao cổ, voi châu Á, hổ Đông Dương… và đặc biệt trong năm 2015 qua, thảo cầm viên đã đạt được thành tích ấn tượng khi phối giống thành công giống hổ trắng Bengal – loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Đến thảo cầm viên để ngắm nhìn loài hà mã nước quý hiếm to lừng lững với lớp da căng dày nâu bóng, may mắn chiêm ngưỡng vũ điệu duyên dáng của những chú công xòe đuôi, lạc mình trong sắc đỏ rực rỡ đến mê say của đàn cò đỏ… và hơn hết, đây sẽ là cơ hội có một không hai cho bạn “mục sở thị” ba trong khoảng 3.200 con hổ trắng tuyệt đẹp còn lại trên thế giới.

Trong thời gian 3 giờ chiều mỗi ngày, du khách sẽ được chứng kiến cảnh cho thú ăn, ngoài ra đối với một số loài như dê lùn, cừu, voi châu Á… du khách có thể mua thức ăn, trải nghiệm cảm giác vừa thích thú xen lẫn chút hồi hộp khi chính mình “bón ăn” cho những con vật hiền lành, đáng yêu và đầy thân thiện này, đồng thời cũng đừng quên lưu lại những thước ảnh kỷ niệm thật đáng nhớ.

Đa dạng các loài động vật là thế, du khách cũng sẽ không khỏi trầm trồ trước mảng xanh mướt giữa một không gian thoáng đãng mát rượi được tạo nên bởi hơn 3.000 cây xanh. Bên cạnh nhiều loại xương rồng, phong lan, kiểng cổ, bonsai có giá trị cao, hay những loại cây quý hiếm như đinh, lát hoa, mặc nưa, cẩm lai bông, dầu con rái… du khách còn có thể chiêm ngưỡng các loại cây đặc trưng “thọ” hơn 100 tuổi.

Tại Thảo cầm viên, một nơi mà không du khách nào có thể bỏ qua, đặc biệt là du khách Việt Nam, chính là Đền thờ Vua Hùng và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với kiến trúc bề thế mang đậm vẻ cổ kính ngay trong khuôn viên vườn thú, như một quãng ngắt thú vị trong hành trình khám phá còn dài.

Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần, ban quản lý thảo cầm viên còn tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, những màn xiếc thú đặc sắc không chỉ mở ra cơ hội cho các bạn nhỏ được hòa mình vào thiên nhiên, dạn dĩ làm quen với một số loài vật mà còn dẫn dắt người lớn như thấy mình trở về tuổi thơ những năm tháng cũ.

3.3 Công viên Gia Định

Công viên Gia Định là một công viên cây xanh ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là lá phổi của thành phố với diện tích phủ xanh khá lớn. Năm 1950, vùng đất xanh tốt này được quy hoạch để làm sân Golf, trở thành sân Golf đầu tiên của Sài Gòn.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, sân Golf ngưng hoạt động. Ngày 11 tháng 12 năm 1978 UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3870/QĐ-UB giao toàn bộ khu bãi sân golf nằm trên địa bàn quận Phú Nhuận và Gò Vấp cho Sở Quản lý Công trình Công cộng quản lý để xây dựng thành Công viên Thành phố, đặt tên là Công viên Gia Định.

Cổng chính của công viên nằm trên đường Hoàng Minh Giám, Phường 3, quận Gò Vấp. Một phần của công viên thuộc Phường 9, Phú Nhuận. Công viên nằm gần 3 trục đường chính:

đường Nguyễn Kiệm, Hoàng Minh Giám và Hồ Văn Huê. Tổng diện tích mặt bằng của Công viên Gia Định là: 57.880m², tương đương 5.8ha. Trong đó diện tích thảm cỏ là 34.410m² chiếm 59,45%. Công viên Gia Định có mảng cây xanh với số lượng gần 700 cây gồm nhiều chủng loại như: Sọ khỉ, Lim xẹt, Me tây, Bò cạp nước,…

Từ tháng 5 năm 2012, thành phố đã xây dựng tại đây một khu vui chơi cho trẻ em rộng 8.300 m2, gồm các phân khu dành cho trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, từ 7 đến 11 tuổi và 12 đến 15 tuổi với nhiều trò chơi vận động, xích đu, thang leo mạo hiểm, vòi nước…

Công viên Gia Địnhquanh năm xanh mát, sắc hoa bốn mùa, không khí trong lành, khu vui chơi, tham quan đa dạng, không gian thoáng đãng, đường đi được đầu tư công phu, tất cả tạo nên một không gian tuyệt mỹ giữa lòng thành phố nhộn nhịp.

3.4 Công Viên Hoàng Văn Thụ

Mỗi công viên ở Tp. Hồ Chí Minh mang một lối kiến trúc riêng biệt, gắn với nó là những kỷ niệm một thời. Đặc biệt, với những người dân ở các khu vực Tân Bình, Gò Vấp, hình ảnh công viên Hoàng Văn Thụ như hằn sâu trong ký ức.

Công viên Hoàng Văn Thụ tọa lạc tại đường Phan Đình Giót, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 106.500m2. Nhắc tới công viên này, người ta nghĩ ngay tới hình dáng đặc biệt của nó. Với mô hình tam giác, hai mặt còn lại là đường Hoàng Văn Thụ và đường Trần Quốc Toản, công viên như một ốc đảo xanh mát giữa không gian oi bức của Sài Gòn.

Một điểm khác biệt mang đến ấn tượng mạnh cho nhiều người là thiết kế con đường Phan Thúc Duyên xuyên qua công viên. Một con đường với những hàng cây rợp bóng hai bên, lẩn khuất đâu đó là tiếng chim trời vang lên lảnh lót. Người ta tìm đến đây để thả hồn mình với thiên nhiên bao la, để hưởng thụ không khí tươi mát của đất trời.

Nghĩ tới công viên Hoàng Văn Thụ, những người con sống trên mảnh đất Hồ Chí Minh sẽ không quên được hình ảnh biểu trưng văn hóa của thành phố với những đường nét kiến trúc nhẹ nhàng thể hiện khát khao vươn lên của một Sài Gòn đầy năng động.

Công viên Hoàng văn Thụ nổi bật với một mối lối vào rất nên thơ như một bức tranh sống động, xinh tươi. Hai bên lối đi là những luống hoa đầy màu sắc, đỏ, tím, cam, vàng, đung đưa trong gió như lời mời gọi những kẻ bộ hành. Bước tiếp vào bức tranh thiên nhiên ấy, du khách bỗng lạc vào một không gian xanh ngút ngàn với những tán lá cây rợp bóng một khung trời.

Công viên Hoàng Văn Thụ còn được thiết kế với những chòi nghỉ mát, những khu vui chơi, giải trí, phục vụ nhu cầu của đông đảo mọi tầng lớp. Thật thú vị biết bao khi nhìn ngắm những cụ cao tuổi tập dưỡng sinh, những cô chú trung niên đang thong thả dạo bộ trên những con đường lát gạch phẳng phiu. Dưới một vài tán cây nào đó, có một bạn trẻ đang chìm đắm trong thế giới của những trang sách đầy kỳ thú.

Những buổi sáng cuối tuần rảnh rỗi, công viên Hoàng Văn Thụ được lựa chọn làm địa điểm tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt của các bạn trẻ. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp một nhóm bạn đang say sưa ca hát bên cây đàn ghita, sôi động hơn là những trò chơi tập thể náo nhiệt, những buổi cắm trại, những chuyến picnic đầy hứng khởi.

Dường như, công viên Hoàng Văn Thụ trở thành nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các thế hệ người dân thành thị. Yêu sao những phút giây được hòa mình với hương thơm của cỏ cây, tận hưởng làn gió mát rượi của đất trời, để giải tỏa những lo lắng, căng thẳng của cuộc sống thường nhật ngoài kia.

3.5 Công viên Lê Văn Tám

Trước đây, công viên Lê Văn Tám là một khu nghĩa trang do người Pháp xây dựng mang tên Đất thánh Tây (sau được đổi tên thành Mạc Đĩnh Chi). Nơi đây từng chôn cất các sĩ quan, binh lính người Pháp và nhiều chính trị gia cao cấp nổi tiếng. Sau này, khi thành phố Sài Gòn trở nên càng đông đúc, nghĩa trang này đã được di dời để lấy đất xây dựng nên công viên Lê Văn Tám mang lại không gian xanh tô điểm cho thành phố.

Đi dạo trong khuôn viên rộng rãi và thoáng mát của công viên, bạn sẽ cảm thấy không gian nơi đây vô cùng yên tĩnh, dễ chịu và trong lành. Công viên được bao trùm bởi màu xanh của những vườn cây cổ thụ rợp bóng mát, những hàng dừa vươn cao đón gió bên bãi cỏ xanh mướt lắng lọng những giọt sương long lanh trong nắng sớm.

Cứ sáng sớm hoặc xế chiều, dọc theo những con đường trong công viên, người dân đi lại tập thể dục ngày càng nhiều. Dưới những hàng cây xanh, các hàng ghế dài được đặt ngay ngắn bên những lối đi giúp cho người dân có thể ngồi nghỉ chân hay ngồi thư giãn và hít thở không khí trong lành.

Đi theo những lối rẽ dẫn đến quảng trường, tượng đài người anh hùng huyền thoại Lê Văn Tám được đặt ngay chính giữa, bao quanh bởi những bồn hoa và hàng cây tùng bách tán lâu năm. Sau quảng trường, kế bên quầy giải khát là một khu vui chơi dành cho trẻ em với những trò chơi thú vị như xích đu, cầu trượt, bập bênh… cho các em có thể tha hồ vui chơi, nô đùa.

Với không gian ngoài trời rộng rãi, thoáng mát, nơi đây không chỉ là một không gian thư giãn và vui chơi giải trí cho người dân mà còn là một địa điểm lý tưởng để tổ chức những hoạt động cộng đồng và các sự kiện xã hội lớn.

Cứ 2 năm một lần, người dân lại nô nức đến với công viên Lê Văn Tám để tham gia Hội sách thành phố với nhiều hoạt động trưng bày bán sách, giao lưu độc giả và biểu diễn văn nghệ đặc sắc. Thêm vào đó, nơi đây cũng được chọn để tổ chức các triển lãm nghệ thuật và hội chợ ẩm thực thú vị thu hút nhiều du khách đến với công viên.

3.6 Công viên nước Củ Chi

Công Viên Nước Củ Chi nằm cách Thủ Dầu Một 13 km, cách trung tâm Củ Chi 3 km và bến xe An Sương 20 km. Với vị trí thuận lợi không gian xanh, sạch, yên tĩnh cùng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, nơi đây trở thành địa chỉ lưu trú lý tưởng cho du khách, doanh nhân cùng các chuyên gia nước ngoài làm việc lâu dài tại các khu công nghiệp Củ Chi, Trảng Bàng Tây Ninh, Bình Dương hay TP. Hồ Chí Minh.

Ngay từ lối đi đầu tiên vào Khu Công Viên Nước Củ Chi, Quý khách có thể cảm nhận được khung cảnh vô cùng thơ mộng với ao sen, khóm trúc, dọc theo con sông hiền hòa cùng nhiều tán cây cổ thụ rợp mát, khiến cho không gian càng thêm yên bình, thư thái. Hòa quyện trong đó là tiếng chim hót líu lo, những ngôi nhà gỗ cổ kính làm cho Quý khách như được tìm về bản sắc của vùng quê Việt Nam hiền hòa và bình dị.

Khu Công Viên Nước Củ Chi được Tổng Cục Du Lịch công nhận đạt tiêu chuẩn 2 sao với đầy đủ các loại hình dịch vụ như: Khách sạn, Nhà hàng, Hồ bơi, Karaoke, Tennis, Bóng bàn, Bida, Vườn thú và Công viên nước…, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị, giúp Quý khách có được những kỉ niệm đẹp đẽ bên cạnh bạn bè hay những người thương yêu.

Vườn thú đa dạng phong phú với hơn 100 loài thú quý hiếm như: sư tử trắng, cọp trắng, ngựa vằn, bò tót, tê giác, hươu cao cổ…, tạo cảm giác gần gũi thiên nhiên với tiếng chim kêu, vượn hú như đang lạc vào khu rừng hoang dã. Đây còn là một địa điểm lý tưởng để nghiên cứu và khám phá những loài động vật quý hiếm.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cơ sở vật chất tiện nghi cao cấp chắc chắn sẽ làm hài lòng Quý Khách dù là khách hàng khó tính nhất.

Mong rằng với một vài chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích khi du lịch Hồ Chí Minh. Tham khảo thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi để được cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm du lịch các tỉnh thành khác bạn nhé!

Nếu cảm thấy bài viết này hay thì đừng quên Like, Share và đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé. Theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những mẹo, tip hữu ích nhất về du lịch nhé!